4 Bước để trở thành “Cao Thủ” Bố Cục trong Food Photography

Chắc hẳn bạn đang quan tâm đến việc làm thế nào để kiểm soát bố cục cho một bức ảnh và đặt chúng theo cách phù hợp với các món ăn, cũng như tìm góc chụp đẹp cho ảnh?

Để tạo ra một bức ảnh Food Photography đẹp, không chỉ đòi hỏi layout phải có tính phức tạp hay hợp mắt, mà còn cần phải truyền tải được câu chuyện thú vị.

Ở giai đoạn ban đầu, mình cũng coi việc đạt được một layout đẹp là điều bắt buộc và việc khám phá hoặc thử nghiệm những bố cục mới là những điều gây hứng thú trong Food Photography.

Với những người mới bắt đầu trong lĩnh vực ẩm thực, ví dụ như các bà nội trợ đam mê ẩm thực,…

Khi tìm hiểu về bố cục trên Pinterest, bạn có thể thấy các đường vẽ bố cục tương đối phức tạp và khó hiểu.

Ví dụ như hình dưới đây:

Với những người “Chân ướt chân ráo” bước vào lĩnh vực này, đây đôi khi lại là những kiến thức khó để hiểu và khó áp dụng.

Bạn có thể thử bắt chước một số bố cục trên Pinterest để thực hành và làm quen.

Tuy nhiên, sau này khi bạn cần sáng tạo thêm các bố cục mới, việc sử dụng chúng sẽ rất khó khăn.

Xem thêm: 🚩 5 quy tắc bố cục để chụp Food cơ bản cho người mới bắt đầu

“Học ăn học nói học gói học mở”

Giống như bất kỳ ngành nghề nào khác, học từ cơ bản là rất quan trọng.

Khi hiểu rõ lý thuyết, bạn sẽ dễ dàng tạo ra những ý tưởng mới và không còn phụ thuộc vào tài liệu tham khảo.

Vậy làm thế nào để tạo bố cục hoàn hảo trong Food Photography?

Dưới đây là 4 bước để trở thành “Cao thủ” bố cục giúp bạn có một lý thuyết cơ bản cho bố cục chụp ảnh.

Như một người họa sĩ, quy trình 4 bước dưới đây vô cùng quan trọng, giúp cho nhiếp ảnh gia có tư duy tốt hơn trong lĩnh vực nhiếp ảnh ẩm thực nói riêng hay nghệ thuật nhiếp ảnh nói chung.

Xem thêm: 🚩 Tổng hợp những kinh nghiệm bỏ túi giúp bạn chụp Food tốt hơn


Bước 1. “Phác thảo” cho bức ảnh với các Hình khối cơ bản

nguồn ảnh references : delicious magazine

Bước đầu tiên trong quy trình này là sử dụng những hình khối cơ bản.

Các hình khối là “chìa khóa chính “trong việc bố cục cho bức ảnh.

Strawberry Lemon Tarts by: bakerstreetsociety.com

Các món ăn, đĩa ăn, thớt và công cụ đặt trong khung hình thường bắt nguồn từ các hình khối cơ bản như hình tròn, hình vuông, tam giác…

Do đó, bạn hãy nhìn nó theo kiểu hình khối lớn và đặt các khối này trong khung hình để có một bố cục hợp lý và thuận mắt.

Việc đặt tấm ảnh với bố cục chuẩn ban đầu rất quan trọng, nó chiếm tới 80% vẻ đẹp về layout của bức hình sau này.

Có một số quy luật khi sử dụng khung ảnh như: Quy luật chính phụ, Quy luật đối xứng,…

Tuy nhiên, sau một khoảng thời gian sử dụng, mình nhận ra một vài cách sắp xếp bố cục hình khối như dưới đây, các bạn có thể sử dụng để tham khảo:


Bước 2. “Tô vẽ” với những phụ kiện chụp ảnh có liên quan

Giống như họa sĩ, sau khi hoàn thành phác thảo cơ bản, bạn cần thêm các đường nét màu sắc đầu tiên để hoàn thiện bức tranh.

Bức tranh miêu tả đồng quê Việt Nam sẽ hiện ra chân thực hơn sau khi bạn đã sử dụng đến cọ và màu sắc để tạo ra một sự kết hợp tuyệt vời giữa màu xanh non của lúa, màu xanh lam của trời và tà áo dài trắng của hai bạn nữ sinh.

Xem thêm: 🚩 Cách chọn tông màu phù hợp để chụp Food

Classic Strawberry Galette – by: Anna Banana

Giống như việc thêm vào các dao nĩa, khăn ăn, ly rượu vang và nến để làm cho bức ảnh thể hiện câu chuyện tốt hơn, việc sử dụng Phụ kiện chụp ảnh – Props cũng cho phép bạn thêm vào các phụ kiện và nguyên liệu để hoàn thiện bức ảnh và kể một câu chuyện đầy đủ.

  • Nếu bạn muốn Chụp món ăn kiểu Tây, bạn sẽ sử dụng dao nĩa, khăn ăn, ly rượu vang và đèn nến để làm cho bức ảnh trở nên lãng mạn hơn.
  • Nếu bạn muốn Chụp món ăn quê nhà Việt Nam, bạn sẽ thêm vào các lá chuối, bát cơm trắng và đôi đũa cũ kỹ.

Từ những ý tưởng ban đầu, bạn có thể thêm những gì mình yêu thích và mong muốn. Nếu thấy chưa phù hợp, bạn có thể bỏ đi mà không phải lo lắng về việc phải tô xóa nó đi.

Xem thêm: 🛒🌈: Phụ kiện chụp Food


Bước 3. “Phá cách” để tạo ra điểm nhấn

Là một người nghệ sĩ có cá tính, việc thu hút sự chú ý là điều mình mong muốn. Sau khi đạt đến bước này, chúng ta sẽ thêm những yếu tố phá cách để tạo nên điểm nhấn đặc biệt trong bất kỳ nơi nào.

ảnh minh họa: Rindersteaks grillen by: Vera

Ví dụ

Một đĩa steak được cắt thành từng miếng nhỏ và rưới sốt không đều cũng có thể gây ấn tượng hơn cả một đĩa steak nguyên miếng.

Một ít bánh mì vụn ở đâu đó cũng có thể giòn hơn cả một miếng bánh mì thông thường.

Những chi tiết nhỏ như vệt cà phê trên bàn hay một viên đá lạnh rơi ra khỏi ly cũng có thể tăng thêm sự cá tính và sự chú ý cho không gian.

Xem thêm: 🚩 Cách chụp “Đồ ăn chuyển động” trong Food Photography


Bước 4. “Chấm điểm” cho bức ảnh

Hãy nghiêm khắc với bản thân và vào vai một giáo viên để Chấm điểm cho bức ảnh.

Tìm ra những điểm chưa phù hợp, những điểm quá dư thừa, những điểm cần được cải thiện hoặc giản lược để tạo ra một bố cục hợp lí hơn.

Một chút vụn bánh là đủ để làm bức ảnh thêm sáng tạo, nhưng nếu quá nhiều sẽ khiến bố cục trở nên lộn xộn.

Bourbon soaked Cherry Banana Bread by: Sarah Fennel

Một số đạo cụ phù hợp sẽ giúp tăng tính thẩm mỹ cho bức ảnh, nhưng quá nhiều lại gây phiền toái và mệt mỏi. Đôi khi, chỉ việc thay đổi một chút vị trí đĩa hay thực phẩm sẽ khiến bức ảnh trông gọn gàng hơn.

Lúc bắt đầu làm Food Photography, mình từng lo lắng về bố cục không chặt chẽ. Mình đã cố gắng sử dụng tất cả các đạo cụ và phụ kiện có sẵn của mình, thậm chí là không cần thiết, để đạt được tiêu chuẩn của mình.

Tuy nhiên, sau nhiều năm kinh nghiệm, mình nhận ra rằng sự tinh tế đi cùng với sự giản đơn.

Sự khác biệt giữa bố cục tinh tế và rườm rà chỉ nằm ở những điểm nhỏ được giảm bớt đi.


Lời kết

Chúng ta đã cùng nhau khám phá 4 bước quan trọng để trở thành “Cao Thủ Bố Cục” trong Food Photography. Để thành công trong lĩnh vực Food Photography, bạn cần học cách áp dụng những kiến thức này để làm cho bức ảnh của mình nổi bật và thu hút.

Nhớ rằng việc học từ căn bản và thực hành là quan trọng nhất. Đừng ngại thử nghiệm, sáng tạo, và khám phá những bố cục mới. Hãy luôn cải thiện khả năng của bạn và không ngừng học hỏi từ những nguồn tư duy đa dạng.

Cuối cùng, hãy tận hưởng hành trình của mình trong thế giới ảnh ẩm thực.

Food Photography không chỉ là nghề nghiệp mà còn là niềm đam mê và nghệ thuật. Hãy để tâm hồn bạn thể hiện qua từng bức ảnh, và luôn giữ niềm đam mê cháy bỏng trong mỗi khung hình.

Chúc bạn thành công trên con đường trở thành một nhiếp ảnh gia ẩm thực xuất sắc!

Nguồn tham khảo: ImDucBui

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *