Có bao giờ bạn tự hỏi tại sao mình chụp ra sản phẩm trông hơi rối mắt không, đó có thể là do bạn chưa biết cách chọn tông màu phù hợp.
Lựa chọn tông màu sẽ giúp bức ảnh chụp trông hài hòa hơn, việc lựa chọn tông màu vẫn được sử dụng trong lĩnh vực hội họa, nhiếp ảnh nói chung.
Nghe thì có vẻ hơi chuyên sâu, nhưng thực tế khá đơn giản, bạn hoàn toàn có thể áp dụng được ngay sau khi đọc xong bài viết này.
Sử dụng công cụ Adobe Colors để phối màu.
Đầu tiên, các bạn truy cập vào trang web Adobe Colors
Trong Tab Color Wheel, các bạn nhìn xuống dưới sẽ có những kiểu phối màu khác nhau, ví dụ Analogus, Monochromatic,…
NGUYÊN TẮC PHỐI MÀU
Sự cân bằng trong màu sắc là cực kì quan trọng khi chụp Food, nó tạo nên sự hài hòa, khi hiểu về nguyên tắc phối màu, với những tấm ảnh bất kì, bạn hoàn toàn có thể phân tích được màu sắc của nó.
4 PHƯƠNG PHÁP PHỐI MÀU PHỔ BIẾN KHI CHỤP FOOD
Mặc dù có nhiều phương pháp phối màu khác nhau, tuy nhiên, trong bài viết này, mình sẽ chỉ tập trung giới thiệu 4 cách phối màu ở trên cùng bao gồm:
- Analogus – Phối màu liền kề
- Monochromatic – Phối màu đơn sắc
- Complementary – Phối màu tương phản
- Triadic – Phối màu tam giác đều
#1 Phối màu liền kề – Analogus
Để sử dụng phương pháp này, bạn sử dụng những màu nằm cạnh nhau trên Color Wheel.
Mình cố gắng chọn những thực phẩm có màu sắc tương tự, sử dụng bánh xe màu và chọn ra 3 màu thực phẩm nằm cạnh nhau.
Típ: Tránh kết hợp màu nóng và lạnh cho thực phẩm
Trong ví dụ dưới đây, mình thử kết hợp lá bạc hà xanh, lát quả bơ và bông cải xanh, mà tất cả đều có màu xanh theo những sắc thái khác nhau. Ngoài ra, mình có chiếc bánh kẹp màu vàng, từ đó tạo ra một bức ảnh có 2 tông màu liền kề.
Sử dụng khi bức ảnh không cần quá nhiều sự tương phản.
Thêm một ví dụ khác về Phối màu liền kề
#2 Phối màu đơn sắc – Monochromatic
Phương pháp phối màu cơ bản này là sử dụng chỉ một màu chủ đạo, kèm theo là những tông sáng tối của nó.
Cách phối màu này khi chụp sẽ giúp bức ảnh trông khá dịu nhẹ.
> Khái niệm Tints, Tones và Shades
Đây là những kiểu biến thể của màu cơ bản:
- Shades: Màu cơ bản kết hợp với màu đen.
- Tones: Màu cơ bản kết hợp với màu xám.
- Tints: Màu cơ bản kết hợp với màu trắng
Bạn hãy sử dụng những loại thực phẩm có cùng 1 tông màu.
Như ví dụ dưới đây, mình chọn tông chủ đạo là vàng của chiếc bánh táo, những phụ kiện đi kèm sẽ là mật ong, lát hạnh nhân, ngoài ra nó còn có tông màu nâu của quế, lát hạnh nhân và của chiếc bánh. (Vì màu nâu là Shades: Màu vàng kết hợp với màu đen).
Với việc phối màu đơn sắc, phông nền chụp ảnh không nhất thiết phải là màu vàng, bạn có thể sử dụng những Tông màu trung tính như Trắng – Xám – Đen để làm phông nền, giúp bức ảnh trông dịu mắt hơn.
#3 Phối màu tương phản – Complementary
Phối màu tương phản là phương pháp sử dụng những màu đối diện nhau trong Color Wheel,
Phương pháp này trái ngược với hai phương pháp kể trên, vì nó nhấn mạnh vào sự tương phản với 2 màu Nóng – Lạnh đan xen.
Trong ví dụ dưới đây, Trái dâu tây sẽ có 2 màu: Màu đỏ của phần trái và màu Xanh lá của phần cuống. Mình sử dụng phông nền màu trung tính để tập trung hơn vào những trái dâu tây.
#4 Phối màu tam giác đều – Triadic
Nếu sản phẩm bạn chụp cần nhiều màu sắc, bạn có thể sử dụng phương pháp phối màu này, bằng cách chọn ba màu cách đều nhau trên Color Wheel.
Bạn hãy chọn 1 màu chủ đạo, sau đó chọn 2 màu còn lại sao cho bảng màu đó tạo thành hình tam giác đều. Với màu chủ đạo là màu chiếm đa số trong bức ảnh.
Trong ví dụ dưới đây, bộ 3 màu sắc trong món ăn gồm có Rau xanh – Củ dền tím và Củ dền vàng.
Tuy nhiên, phương pháp này ít được sử dụng nhất trong lĩnh vực chụp Food, vì đôi khi nó có thể gây rối mắt cho người nhìn.
Xem thêm:
Tổng hợp những kinh nghiệm bỏ túi để chụp Food