Tại sao lại cần Honeycomb Grid?
Làm nổi bật một phần nhỏ của bức ảnh bằng đèn flash có thể được sử dụng để thu hút sự chú ý của người xem. Khi kết hợp kỹ thuật này với việc Setup đèn trên toàn bộ bức ảnh, điều này có thể tạo ra một bức ảnh rất ấn tượng, với khu vực cần được nhấn nhá thực sự sẽ nổi bật như: Chủ thể, Logo thương hiệu, gương mặt của mẫu,…
Honeycomb Grid giúp tạo ánh sáng nhấn nhá trong bức ảnh
Tuy nhiên, với đèn flash thông thường, việc áp dụng kỹ thuật này có thể khó khăn vì ánh sáng từ flash lan rộng quá nhiều, che phủ hầu hết khung hình. Bạn có thể giảm diện tích phủ của flash bằng cách đưa nó gần hơn với chủ thể, nhưng tùy thuộc vào phần diện tích bạn muốn nổi bật, điều này có thể khiến flash quá sáng và bị xuất hiện trong khung hình.
Một giải pháp giá rẻ và đơn giản cho vấn đề này là lắp Honeycomb Grid. Phụ kiện này được lắp trước đèn flash của bạn và tạo ra một chùm tia sáng hẹp, tập trung. Điều này cho phép bạn đặt flash ở khoảng cách xa hơn so với chủ thể của bạn, trong khi chỉ làm nổi bật một khu vực nhỏ với flash.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu Cách tự chế Honeycomb Grid cho đèn Flash của bạn và cách các biến thể khác nhau ảnh hưởng đến ánh sáng.
Honeycomb Grid là gì?
Honeycomb Grid hay còn gọi là Lưới tổ ong, là loại phụ kiện thường được sử dụng với Đèn Strobe nhằm thu hẹp ánh sáng mà chúng tạo ra, giúp tăng sự tập trung ánh sáng vào khu vực cụ thể. Lưới tổ ong sẽ giảm độ rộng của ánh sáng nhằm phân tách chủ thể ra khỏi nền.
Ảnh so sánh giữa việc có và không có sử dụng lưới tổ ong.
Như ảnh trên, Lưới tổ ong giúp tập trung ánh sáng, khiến phông nền tối hơn. Phụ kiện này thường được sử dụng để chụp Dark Photography.
Dark Moody Food Photography
Honeycomb Grid cũng thích hợp để sử dụng với đèn Flash Speedlight (Flash cóc). Lưới thường được xây dựng giống như một chiếc tổ ong, với các “ô” mà ánh sáng đi qua. Các bức tường của các ô chặn ánh sáng không cho phép nó đi theo một góc, vì vậy chỉ có ánh sáng đang di chuyển thẳng mới có thể đi qua lưới mà không bị ngăn trở. Đây là cách tạo ra hiệu ứng ánh sáng điểm.
Ánh sáng di chuyển gần song song với bức tường của lưới vẫn có thể đi qua lưới và sẽ có một số ánh sáng bật lên trong lưới và thoát ra. Vì vậy, bạn sẽ không nhận được một chùm ánh sáng hoàn hảo đều nhau với lưới, nhưng là một điểm “hotspot” trung tâm và điểm sáng sẽ giảm dần ở xung quanh. Kích thước và độ sâu của lưới đều ảnh hưởng đến sự Phân tán-Thu hẹp của chùm ánh sáng và chúng ta sẽ xem xét điều này sau.
Lưới tổ ong ngoài cấu trúc dạng Tổ ong (Hình lục giác), còn có cấu trúc dạng Caro (hình vuông) như trên các Softbox. Và lưới tự chế mà chúng ta sẽ làm là sử dụng các hình tròn của ống hút.
Lưới hình vuông sử dụng trên các Softbox
Cách tự làm Honeycomb cho Đèn Flash Cóc
Bạn có thể Mua Honeycomb sẵn có để sử dụng với Flash Cóc. Chúng có giá dao động từ khoảng vài trăm nghìn. Tuy nhiên, việc tự làm Honeycomb sẽ tiết kiệm rất nhiều chi phí vật liệu, mặc dù quá trình này hơi tốn công. Do đó, với hầu hết mọi người, khi tính đến thời gian làm Honeycomb DIY, việc mua sẵn có có thể rẻ hơn nhiều.
Honeycomb Grid trên thị trường dùng để gắn trên đèn Flash Cóc
Tuy nhiên, nếu bạn thích làm đồ Handmade hoặc muốn Honeycomb của mình có thiết kế riêng biệt (như kích thước ô lưới), bạn có thể thử tự làm theo cách riêng.
Với mẹo này, các bạn có thể sử dụng với những kích thước lớn hơn dành cho đèn Strobe hoặc Beauty Dish.
Chuẩn bị dụng cụ để làm Honeycomb Grid
Để làm Honeycomb, bạn cần chuẩn bị:
- Giấy carton
- Giấy đen
- Ống hút đen
- Bút chì, Thước kẻ
- Keo dán
Nếu không có ống hút đen, bạn sẽ phải mua thêm sơn xịt về để đổi màu ống hút.
Các bước để làm Honeycomb Grid với Ống Hút
Bước 1: Xác định độ dày của lưới
Đầu tiên, bạn cần quyết định chiều dày mà bạn muốn ô lưới của bạn có. Càng dày, ánh sáng phát ra sẽ càng hẹp.
Hãy thử với 2cm. Bạn luôn có thể làm một lưới khác sử dụng các phần dài hơn sau này nếu bạn thấy lưới 2 cm không tạo ra ánh sáng đủ hẹp. (Hoặc sử dụng các phần ngắn hơn nếu bạn thấy ánh sáng qua lưới 2 cm quá hẹp).
Bước 2: Tạo khung bao bằng Carton
Giờ bạn có thể tạo khung bao cho lưới và gắn vào đèn flash.
Đặt phần đầu của đèn flash Speedlight trên miếng bìa cứng, và dùng bút chì và thước để đánh dấu trên bìa cứng để tạo một miếng bìa có thể quấn quanh phần đầu của đèn flash, với khoảng cách đủ cho chiều dài của lưới mà bạn đã quyết định. Cắt bìa ra, điều đó sẽ cho bạn một dải dài.
Dùng bút chì đánh dấu và cắt bìa để gắn lưới vào
Uốn cong bìa theo mép của thước để bìa có thể quấn quanh phần đầu đèn flash. Sử dụng thước sẽ giúp bạn các mép uốn cong sạch sẽ hơn.
Uốn cong bìa để có thể quấn quanh phần đầu của đèn flash)
Nếu bạn dùng bìa Carton thông thường, hãy dán một miếng giấy màu đen vào để tạo thành màu đen. Bạn có thể làm điều này trước hoặc sau khi uốn cong bìa để nó vừa quanh phần đầu đèn flash, không quan trọng lắm. Tuy nhiên, nếu bạn làm điều này trước, hãy chắc chắn rằng bạn đợi cho keo khô trước khi cố gắng uốn cong bìa.
Bìa và giấy màu đen trước khi dán lại với nhau
Sau khi dán giấy màu đen quanh bìa
Bước 3: Tạo lưới bằng các đoạn ống hút
Bây giờ là khâu tốn thời gian nhất. Lấy ống hút của bạn và cắt ra các phần có kích thước mà bạn đã quyết định cho lưới của mình.
Bây giờ hãy dán các mảnh ống hút vào mảnh giấy, đảm bảo chúng thẳng với các cạnh của giấy.
Lớp đầu tiên của ống hút được dán vào giấy để bắt đầu tạo ra lưới
Dán một lớp ống hút phía trên những cái đã dán.
Và tiếp tục lặp lại…
… cho đến khi bạn có đủ lớp để hoàn thành lưới. Khi gần đầy lớp, bạn sẽ phải kiểm tra xem liệu còn cần một lớp khác bằng cách quấn giấy xung quanh đèn flash của bạn để xem nó vừa vặn không.
Bạn cũng có thể thấy rằng bạn cần thêm nhiều ống hút vào hai bên của lưới.
Giữ lưới xung quanh đèn flash để đảm bảo nó vừa vặn và đúng kích thước
Khi hoàn thành, chỉ cần quấn giấy xung quanh đầu đèn flash và sau đó dán lại để ngăn nó mở ra.
Bạn nên dán nó sao cho lưới có thể dễ dàng thêm vào và loại bỏ khỏi đèn Flash, nhưng cũng không quá lỏng để nó không dễ dàng trượt khỏi đầu đèn flash.
Nếu bạn có Băng gai dính, bạn có thể gắn vào để ngăn cho lưới bị tuột ra.
Ảnh hưởng của chiều dài, đường kính và màu sắc của lưới
Có lưới và không có lưới
Hãy cùng so sánh sự khác nhau giữa 2 loại: Đèn Flash có lưới và không có lưới Honeycomb
Ánh sáng từ đèn flash không có lưới
Ánh sáng từ đèn Flash với Lưới Honeycomb được làm bằng các ống hút đen dài 2cm
Sự khác biệt giữa chiều dài và đường kính ống hút
Bây giờ, hãy tăng công suất Flash một chút và di chuyển nó xa hơn khỏi phông nền
Ống hút đen dài 2cm
Ống hút đen dài 4cm. Sử dụng các ống hút dài hơn sẽ tạo ra một chùm tia sáng hẹp hơn
Cùng là chiều dài 2cm, nhưng sử dụng loại ống hút đường kính lớn hơn (Loại ống hút trân trâu)
Sử dụng các ống hút có đường kính lớn sẽ tạo ra một chùm tia sáng lớn hơn nhiều (tuy nhiên rõ ràng vẫn hẹp hơn không có lưới).)
Sử dụng ống hút màu trắng, hoặc nhiều màu
Sử dụng ống hút màu trắng 2cm sẽ cho ra chùm ánh sáng rộng hơn. Vì thế nên Honeycomb thường dùng loại màu đen.
Sử dụng ống hút nhiều màu 2cm sẽ cho ánh sáng bị ám màu lung tung, nên cần sơn đen nhé.
Nguồn tham khảo: Discover Digital Photography