Tổng hợp những kinh nghiệm bỏ túi giúp bạn chụp Food tốt hơn – Food Photography (Phần 4)

Collage Avt Kinh Nghiem Chup Food

Bài viết là những mẹo bỏ túi được góp nhặt từ những kinh nghiệm của tác giả, đôi khi không theo một hệ thống nhất định.

NỘI DUNG BÀI VIẾT Ẩn

#1 Xem thật nhiều ảnh

Xem thật nhiều ảnh bằng cách nào?

Mình thường xuyên lên Pinterest để tìm ý tưởng chụp ảnh và tạo thật nhiều Bảng (Những danh mục/ Thư mục) với nhiều chủ đề riêng như: Bánh ngọt, Fastfood, Nhiều màu sắc, Tông sáng, Tông tối,… Của nhiều Blogger tài năng khác nhau.

Theo dõi họ và thường xuyên xem thật nhiều ảnh sẽ giúp bạn cải thiện con mắt thẩm mỹ của mình.

pinterest - tim nguon y tuong chup anh

Những ý tưởng cũng có thể vô tình bị copy. Làm sao để tránh trường hợp này?

Khi xem quá nhiều ảnh trên mạng, mình luôn sợ rằng bức ảnh mình chụp ra cũng giống một ai đó.

Đó là lý do mà mình thích thu thập ý tưởng từ nhiều lĩnh vực khác nhau. Đôi khi có thể là những bức ảnh thiên nhiên. Mình thường xem các bức ảnh với nhiều chủ đề khác nhau và tránh xem ảnh của các Blog chuyên về ẩm thực, góp nhặt từng thứ nhỏ để bạn có thể lôi ra sử dụng khi cần.

#2 Những nguyên liệu được lặp đi lặp lại

Sử dụng thật nhiều nguyên vật liệu, phụ kiện chụp ảnh giống nhau, được đặt trong bức ảnh.

2-nhung-nguyen-lieu-duoc-lap-di-lap-lai
Trong ảnh, tác giả chỉ sử dụng một vài nguyên liệu chủ đạo như Kem, Dâu Tây, Đá hình trái tim và Việt Quất để làm nổi bật, giúp bức ảnh không quá rối rắm khi nhìn vào.

Đôi khi là sắp xếp đồng đều hoặc theo một trật tự ngẫu hứng. Mình có thể tạo ra rất nhiều kiểu ảnh và tạo ra hiệu ứng khá thú vị và bắt mắt.

Lưu ý là bạn chỉ nên sử dụng 1 vài tông màu chủ đạo, và một vài nguyên liệu, ví dụ trong ảnh là Kem, dâu tây, đá viên, việt quất. Việc sử dụng quá nhiều loại sẽ làm cho bức ảnh bị rối mắt.

#3 Làm cho lộn xộn.

Ví dụ như vụn bánh mì rơi vãi trên bàn ăn hoặc làm rơi vãi một vài loại gia vị.

3-lam-cho-lon-xon
Chụp ảnh ngũ cốc và “giả bộ” làm rơi vãi một vài thành phần lên mặt bàn sẽ giúp bức ảnh trông tự nhiên hơn.

Như vậy bức ảnh của bạn sẽ trông tự nhiên hơn.

Tuy nhiên, làm cho lộn xộn nhưng đừng để bị dơ !!

Ý của mình ở đây là gì?

Đôi khi làm bừa bộn quá mức sẽ bị phản tác dụng, làm cho bức ảnh trở nên bẩn thỉu, mà đôi khi trong quá trình hậu kỳ mình phải xóa bớt những chi tiết thừa.

Cách tốt nhất để tránh đó là phải thực hành thường xuyên, có thể quay lại quá trình chụp, từ đó rút kinh nghiệm sau này.

#4 Cắn một miếng

Ky Thuat Chup Food Chi Voi Mot Den A5

Tạo điểm nhấn cho bức ảnh bằng việc làm mất đi 1 phần của món ăn.

Ví dụ: Xé bỏ 1 mẩu bánh mì, múc 1 phần bánh ngọt, 1 phần kem,..

#5 Tạo ra nhiều lớp

Hãy cố gắng tạo ra nhiều lớp để bức ảnh có độ sâu nhất định, giúp tạo sáng tối, nổi khối cho bức ảnh.

Mình hay dùng các loại khăn lót, các loại khay, thớt, đĩa để tạo nhiều tầng cho chủ thể được nổi bật.

#6 “Trang điểm” cho món ăn

Đôi khi món ăn của bạn quá đơn điệu, thiếu màu sắc, hãy thử làm đẹp cho món ăn bằng cách thêm vào các phụ kiện trang trí.

Cũng giống như việc làm đẹp của chị em phụ nữ, việc “Đánh phấn”, “Son môi” cho món ăn sẽ giúp cho bức ảnh thêm sinh động và màu sắc.

#6 Trang Diem Cho Mon An 02
Trang điểm cho món ăn giúp bức ảnh trông bớt đơn điệu.

Ví dụ:

Với các món mặn:

Sử dụng các loại gia vị như: Tiêu đen, muối, ớt, bột ớt,…; các loại hạt; các loại rau, hành lá; các loại trái cây, chanh…

Với các món ngọt:

Đường, dừa, muối hột, bơ, các loại hoa quả, hạt khô, sô cô la, bột cao cao, quế, hồi, hoa ăn được, lá bạc hà hoặc các loại thảo mộc khác.

#7 Có sẵn các công cụ để Stylist đồ ăn.

7-nhung-vat-dung-cong-cu-de-stylist-do-an
Những vật dụng cần thiết cho việc Stylist đồ ăn

1. Cây Nhíp

Cây nhíp ngoài công dụng nhổ tóc thông thường, nó còn được sử dụng để gắp nguyên liệu khi stylist chụp Food

2. Cây thước

Bạn nên dùng cây thước bằng sắt với kích thước nhỏ.

Cây thước dùng để đo khoảng cách giữa các đối tượng sao cho đồng đều, ngoài ra, cây thước còn có công dụng như một chiếc thìa nhỏ, dùng để thao tác ở những vị trí nhỏ trên món ăn mà những công cụ khác không làm được.

3. Cọ vẽ / Cọ trang điểm

Đây là món phụ kiện phải có khi muốn chụp món ăn. Công dụng chính là quét bụi, đồ thừa, chất bột trên bàn, ngoài ra nó còn được dùng để quẹt dầu lên các loại thịt.

Bạn nên sắm nhiều loại cọ với nhiều kiểu dáng khác nhau để tiện thao tác như trong hình mô tả.

4. Con Dao sắc

Một con dao sắc bén đảm bảo rằng bạn có thể tạo ra những vết cắt đẹp và đều, tránh làm cho bức ảnh bị dơ như ở Mục #3 mình vừa miêu tả.

5. Dầu Oliu / Dầu ăn

Đôi khi việc chụp ảnh quá lâu khiến cho món ăn mất đi sự tươi mới, cách khắc phục là sử dụng dầu để quét lên món ăn, giúp thực phẩm trông bóng bẩy hơn.

Dầu Oliu hoặc dầu ăn là sự lựa chọn tốt, không nên sử dụng dầu nhớt nhé.

6. Máy khò

Dùng đốt cho bánh mì và các loại thịt lên màu nâu đẹp hơn, sử dụng khi bạn cảm thấy 1 vùng nào đó của món ăn bị thiếu màu sắc, mặc dù việc này làm món ăn có vẻ hơi bị cháy.

7. Tăm tre

Dùng để cố định khi bạn muốn tạo kiểu cho món ăn, ví dụ như bánh kẹp xếp tầng như hình.

8. Chai xịt nước

Giúp cho rau luôn tươi trong suốt quá trình chụp, ngoài ra nó còn tạo hiệu ứng giọt nước đọng trên rau hoặc trên các loại đồ uống đông lạnh.

Giải pháp tốt nhất là sử dụng nước đá nếu nhà bạn có tủ lạnh.

#8 Chụp viên kem không bị chảy

Bong Do Trong Food Photography A0

Làm sao để chụp một viên kem mà không sợ tan?

Hãy múc kem viên ra khay trước, sau đó bỏ lại vào ngăn đá của tủ lạnh. Sau khi bạn setup chụp ảnh xong, thì mới lấy kem viên ra và chụp.

Điều này sẽ giúp kem không bị chảy trong 1 khoảng thời gian đủ để bạn chụp ảnh.

#9 Không phải cứ đĩa trắng là đẹp.

Theo quan niệm của nhiều nhiếp ảnh gia, Việc bày biện trên đĩa trắng sẽ giúp món ăn trông nổi bật và sạch sẽ, việc thêm vào những phụ kiện nhiều màu sắc sẽ làm cho món ăn kém thu hút.

Điều này có thể không chính xác.

9-khong-phai-cu-dia-trang-la-dep
Việc lựa chọn Đĩa để chụp ảnh còn phù thuộc vào cách bạn chọn sản phẩm và tông màu chủ đạo đi kèm.

Bạn hãy xem bài viết của mình về Cách phối màu trong Food Photography nói riêng và trong nhiếp ảnh nói chung để biết cách lựa chọn những Phông nền và Phụ kiện chụp ảnh sao cho hợp lý. Từ đó bạn có thể đưa ra kết luận rằng: Có phải cứ đĩa trắng là đẹp?

#10 Xem những mẹo trang trí đồ ăn

Thay vì xem những video vô bổ, mình sẽ dành thời gian xem những video về đồ ăn ví dụ như cách trang trí đồ ăn trên đĩa ở đây.

#11 Không sơn lên đồ ăn

Mình thường thấy nhiều Food Stylist sử dụng sơn để tạo những vết nướng hằn trên miếng thịt… Điều này là không nên, với một người viết blog giản dị và đam mê ẩm thực, mình thích ăn những món ăn sau khi mình chụp và chia sẻ trên Blog.

#12 Bảo quản trái cây, rau quả tươi lâu

14-khan-uot-giup-bao-quan-rau-xanh

Giúp trái cây tươi lâu?

Nước lạnh + Chanh sẽ giúp cho trái cây tươi lâu hơn.

Giữ vỏ chanh luôn đẹp?

Nước ấm + Khăn giấy sẽ giúp vỏ chanh đẹp trong thời gian dài hơn.

Chỉ cần tráng vỏ chanh qua nước ấm rồi lau khô bằng khăn giấy.

Cách bảo quản rau xanh?

Hãy để tất cả các loại rau tươi trong một chiếc khăn ướt, nó sẽ giúp rau tươi lâu hơn.

#13 Những đồ vật cũ kỹ trong nhà đôi khi lại là báu vật.

Hãy thử lục tìm trong nhà kho những món đồ mà ông bà cha mẹ đã từng xài, chắc hẳn sẽ có những thứ rất đẹp theo kiểu Retro mà bạn có thể dùng tới.

chuan bi props can thiet cho buoi chup

#14 Kết hợp màu sắc

Sử dụng bánh xe màu sắc để tìm ra tông màu đẹp cho bức ảnh.

14-ket-hop-tong-mau-trong-chup-food
Sử dụng bảng màu để tạo nên một bức ảnh hài hòa.

Mình hay sử dụng những phông nền có màu trung tính như trắng, xám, nâu và đen…. Và bây giờ, phần lớn bức ảnh mình chụp đều sử dụng nền màu xám là chủ đạo, đó là màu yêu thích nhất của mình.

Do đó, mình muốn chọn một tông màu để chụp Food, với các tông màu thường là màu đơn sắc, màu tương phản hoặc màu tương đồng.

#15 Khoảng trống không

15-tao-khoang-trong-de-buc-anh-trong-de-tho-hon

Đừng nhồi nhét quá nhiều thứ vào một bức ảnh, hãy tạo ra những khoảng trống để bức ảnh “dễ thở” hơn.

> Xem thêm: 5 quy tắc bố cục để chụp Food – Quy Tắc Khoảng Trống

#16 Texture làm cho bức ảnh đẹp hơn.

Tạo Texture là làm cho bề mặt Phông nền của bức ảnh có độ gồ ghề nhất định, ví dụ như độ gồ ghề của vân đá, hoặc vân gỗ,… Nó sẽ giúp cho bức ảnh đẹp và tự nhiên hơn nhờ tạo ra sự tương phản, tạo độ sáng-tối khác nhau trên bề mặt.

16-texture-lam-cho-buc-anh-dep-hon

Các bạn có thể thử với các loại Phông nền vân đá, Phông nền vân gỗ hoặc các loại phông vải để có được Texture đẹp cho bức ảnh.

#17 Setup trước vì đồ ăn không thể đợi bạn.

Nếu bạn để quá lâu, hoặc thường là do bạn setup bối cảnh chụp quá kỹ, dẫn đến việc đồ ăn cần chụp bị hư hỏng, đây là một thử thách đối với hầu hết nhiếp ảnh gia ẩm thực nói chung.

Đặc biệt khi bạn chụp các loại rau, trái cây tươi, kem đông lạnh, các loại nước,…

Đó là lý do vì sao mình nên Setup không gian chụp ảnh trước khi chuẩn bị đồ ăn.

#18 Chọn góc chụp trước

Song song với việc setup, hãy chọn góc chụp khi bạn setup, tạo kiểu cho món ăn. Bằng cách cố định máy ảnh với Tripod, bạn sẽ rảnh tay hơn cho việc setup.

Những góc chụp thường dùng là góc 90 độ (Chụp ảnh Flatlay), góc 45 độ hoặc góc 30 độ

#19 Phác thảo trước Concept mình định chụp.

Việc phác thảo trước sẽ giúp bạn nắm rõ hơn về ý tưởng mình định chụp: Cách bạn sẽ sắp xếp, bố cục như thế nào? Bạn cần mua hoặc chuẩn bị những Đạo cụ gì cho buổi chụp? Tông màu chủ đạo bạn chọn cho bức ảnh? ,…

Phac-thao-y-tuong-chup-anh
Các bạn có thể phác thảo bố cục trên máy tính hoặc vẽ tay đều được.

Ngoài ra, việc phác thảo cũng giúp truyền đạt lại ý tưởng cho trợ lý hoặc trình bày với khách hàng.

#20 Tạo phong cách của riêng bạn

Tạo phong cách để bạn có sự khác biệt giữa hàng ngàn nhiếp ảnh gia khác nhau, để khi người khác nhìn vào là biết à đây là bức ảnh bạn chụp.

Giải pháp mình đưa ra là hãy chọn một vài loại Phụ kiện hoặc Phông nền chụp ảnh mà bạn ưa thích và sử dụng thường xuyên…. Cho đến khi mọi người nhận ra phong cách của bạn.

Ví dụ như phong cách mà mình hay sử dụng là Phông nền màu xám, những phụ kiện bằng đồng hoặc bạc cổ điển và hoa hồng khô,… Nhờ đó mà phong cách của mình có chút khác biệt với số đông.

#21 Thoát khỏi vùng an toàn bằng cách thử nghiệm.

Lời cuối mình muốn nhắn nhủ là hãy thử nghiệm nhiều hơn.

Đôi khi bạn muốn hoàn thành công việc một cách nhanh chóng, nên sẽ có những chi tiết còn sơ sài mà bạn vô tình bỏ qua, đây là một vấn đề nghiêm trọng, nó làm giới hạn khả năng của bạn.

Hãy dừng lại một chút, thử nghiệm thêm một chút và nỗ lực hơn nữa để hoàn thiện bức ảnh, sáng tạo thêm những cái mới mẻ, liên tục thử thách bản thân sẽ giúp bạn giỏi hơn mỗi ngày.

Bài viết về Food Photography

Kỹ thuật chụp Food chỉ với 1 đèn

Khi nói đến Food Photography, các bức ảnh thường là chụp với ánh sáng tự[...]

Vai trò của Bóng đổ trong Food Photography

Food Photography ngày nay khá phổ biến với rất nhiều bức ảnh được đăng tải[...]

4 Bước để trở thành “Cao Thủ” Bố Cục trong Food Photography

Chắc hẳn bạn đang quan tâm đến việc làm thế nào để kiểm soát bố[...]

Cách chụp “Đồ ăn chuyển động” trong Food Photography

Có bao giờ bạn lướt trên mạng và thấy nhiều bức ảnh đẹp chụp đồ[...]

Cách sử dụng nguồn sáng trong Food Photography (Phần 2)

Như phần trước mình chia sẻ Cách lựa chọn Máy ảnh và Ống kính để[...]

Cách chọn tông màu phù hợp để chụp ảnh – Food Photography (Phần 5)

Có bao giờ bạn tự hỏi tại sao mình chụp ra sản phẩm trông hơi[...]

Nên lựa chọn thiết bị nào để chụp ảnh – Food Photography (Phần 1)

Bạn mới bước chân vào lĩnh vực Food Photography, bạn đang tìm hiểu các thiết[...]

5 quy tắc bố cục để chụp Food cơ bản cho người mới bắt đầu – Food Photography (Phần 3)

Bố cục là 1 trong những yếu tố quan trọng và cần thiết khi chụp[...]

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *