Khi nói đến Food Photography, các bức ảnh thường là chụp với ánh sáng tự nhiên như bên cạnh cửa sổ.
Tuy nhiên, do mặt trời luôn chuyển động không ngừng, nên sẽ khó để tạo đước sự nhất quán về màu sắc, hướng ánh sáng.
Hầu hết những nhiếp ánh gia chuyên nghiệp đều thích dùng ánh sáng nhân tạo để họ dễ dàng kiểm soát được ánh sáng, đảm bảo sự đồng nhất trong suốt 1 buổi chụp kéo dài hàng giờ liền.

Trên thực tế, việc sử dụng đèn để chụp Food không quá khó;
Trừ trường hợp bạn chụp quảng cáo hoặc chụp sản phẩm Food cần nhiều đèn;
Đa phần những bức ảnh chụp Food thông thường chỉ cần 1 đèn là đủ.
Với 1 đèn, nó rất phù hợp để chụp viết bài Blog ẩm thực, tạp chí ẩm thực, đăng tải trên mạng xã hội,…
Bạn có thể dễ dàng bắt chước ánh sáng cửa sổ với một vài góc đèn khá thông dụng.
Trong bài viết này, hãy cùng Nai Decor tìm hiểu về kỹ thuật chụp Food chỉ với 1 đèn nhé !

NHỮNG LOẠI NGUỒN SÁNG NHÂN TẠO ĐỂ CHỤP FOOD
Có một số loại nguồn sáng mà bạn có thể sử dụng tùy theo điều kiện, cụ thể:
1. Đèn Monolight
Được dùng phổ biến nhất chính là các loại đèn chớp Monolight hay còn gọi là đèn Flash Studio.
Với cường độ ánh sáng rất mạnh nên bạn hoàn toàn có thể nâng Khẩu độ lên đến mức cao như F/22 để đạt được độ sắc nét khi chụp ảnh sản phẩm hoặc ảnh quảng cáo.
Tùy thuộc vào công suất đèn, với nhu cầu thông thường, bạn chỉ cần chọn loại có công suất dưới 500W là đủ.
Lưu ý:
Monolight thường chỉ dùng với máy ảnh chuyên dụng, vì nó thường đi với thiết bị kích đèn flash.
Nếu bạn chỉ chụp bằng điện thoại hoặc không thích sự rườm rà, bạn nên chọn phương án thứ 2 ở dưới đây.
2. Đèn sáng liên tục
Một số Food Photography khác, họ thích chụp với ánh sáng liên tục, kiểu như đèn Led hoặc đèn Huỳnh Quang;
Để dễ dàng quan sáng hướng ánh sáng, bóng đổ trên món ăn.
Ngoài ra như mình nói ở trên, Đèn chụp ảnh loại sáng liên tục khá đơn giản, dễ sử dụng.
Nên thường được sử dụng cho những Nhiếp ánh gia không chuyên.
Xem thêm bài viết: 🚩 Cách sử dụng nguồn sáng trong Food Photography

TRƯỚC KHI BẠN BẤM MÁY
Hãy mường tượng xem bức ảnh mà bạn định chụp trông như thế nào.
Bạn muốn ánh sáng trông mềm mại, nhẹ nhàng, tươi sáng hay bạn thích phong cách bóng đổ, với độ tương phản cao?
Bạn muốn ánh sáng trông mềm hay cứng?
Chủ đề bạn chụp thường sẽ quyết định phong cách bạn chọn.
Ví dụ khi chụp Kem, không gian thường là vào mua hè với nhiều ánh sáng, hoặc khi bạn đang dạo chơi trên bờ biển.
Nên chọn phong cách rực rỡ với những tông màu sáng sẽ khá phù hợp.

MỘT SỐ KIỂU SETUP ÁNH SÁNG
1. Đèn đặt bên hông

Hãy tưởng tượng góc đặt đèn theo mặt đồng hồ với sản phẩm đặt ở trung tâm.
Thì theo cách Setup này, hướng đèn là hướng 9h hoặc cũng có thể là 3h.
Tuy nhiên, theo cách đọc chữ của người Việt là từ trái sang phải
Thì ánh sáng hướng 9h có vẻ hợp lý hơn khi mà mắt người có xu hướng nhìn vào phần sáng (bên trái) rồi mới tới phần tối (bên phải).
Tuy là quy tắc nhưng không nên ứng dụng nó một cách máy móc. Việc sử dụng hướng 3h hay 9h còn tùy thuộc vào bố cục mà bạn Setup trong bức ảnh.
Khi chụp, hãy thử hướng 9h sau đó thử hướng 3h và so sánh kết quả để lựa chọn hướng sáng cho phù hợp nhé.

Để có được ánh sáng mềm mại như chụp bên cửa sổ, hãy dùng softbox và đặt gần sản phẩm nhất có thể.
Vì nguồn sáng càng lớn, ánh sáng chụp ra càng dịu, mà ánh sáng dịu là loại ánh sáng tốt nhất khi chụp Food.
Đừng quên đặt một tấm hắt sáng ở phía đối diện nguồn sáng để phản xạ ánh sáng, nhằm làm sáng những vùng tối trên bức ảnh.
Ngoài ra bạn cũng không nên quá lạm dụng tấm hắt sáng, mà hãy quan sát Bóng đổ để cân chỉnh, di chuyển gần – xa sao cho phù hợp nhé.
Xem thêm bài viết: 🚩 Vai trò của Bóng đổ trong Food Photography
2. Đèn đặt phía sau

Đèn đặt phía sau đồ ăn, hướng 12h
Đây là một sự lựa chọn tuyệt vời cho các thể loại đồ uống;
Vì nó làm tăng độ óng ánh và làm nổi bật kết cấu, cũng như đặc tính chất lỏng bên trong.

Cách đánh đèn kiểu này có thể rất đẹp mắt, nhưng bạn cần lưu ý:
Vì hình ảnh chụp ra có thể bị chói ở phía sau, và bị tối ở phía trước chủ thể, và nó cũng làm chóa ở bề mặt chủ thể.
Cách khắc phục vẫn là đặt 2 tấm hắt sáng ở phần đối diện như hình, và cân chỉnh sao cho phù hợp.

3. Đèn đặt xéo phía sau

Hướng đặt đèn xéo phía sau là hướng từ 1h-2h hoặc từ 10h-11h.
Đây là kiểu trung hòa 2 phong cách chiếu sáng phía trên, khi mà 2 cách đặt đèn ở trên không phù hợp.
Đây là kiểu đánh sáng tốt nhất mà mình khuyên bạn nên ưu tiên sử dụng:
- Ánh sáng sẽ tạo được sự cân bằng cần thiết, không quá chói cũng không quá tối.
- Hướng bóng đổ khi chụp tạo nên những vệt xéo, mà trong Food Photography, những đường xéo là những đường rất mạnh, nó giúp dẫn dắt con mắt của người xem, tạo nên một bố cục hài hòa và có chiều sâu.
- Với cách đặt đèn này, nó tạo ra khoảng trống, giúp bạn dễ đặt Background phía sau hơn so với cách đặt hướng 12h khá vướng víu.

4. Những kiểu Setup ánh sáng khác mà bạn nên tránh
Cũng cần phải lưu ý là có một số kiểu Setup ánh sáng không phù hợp với Food Photography.
Ví dụ như cách đặt nguồn sáng phía trước, nó cực kì phù hợp với chụp ảnh chân dung, nhưng lại khá kị với chụp Food.
Ánh sáng đặt phía trước làm cho đồ ăn trông rất kì, bóng sáng trông khá bệt và thiếu chiều sâu.
Ngoài ra, ánh sáng đánh thẳng từ trên cao cũng làm bức ảnh trông khá bệt.
NHỮNG PHỤ KIỆN BỔ TRỢ ÁNH SÁNG (LIGHTING MODIFIERS)
1. Softbox
Đây là phụ kiện được sử dụng phổ biến nhất để chụp Food nói riêng và chụp trong Studio nói chung;
Softbox càng lớn càng tốt, vì càng lớn thì ánh sáng chụp ra sẽ càng mềm hơn.
Xem thêm:
2. Lưới tổ ong
Ngoài Softbox, có một phụ kiện cũng khá quan trọng mà bạn nên có, đó là Lưới tổ ong.
Khi mua Softbox, hãy tìm cho mình loại Softbox có sẵn Lưới tổ ong (Honeycomb Grid);
Để có thể tháo ra hoặc lắp vào tùy ý.

Lưới tổ ong có tác dụng thu hẹp ánh sáng, giúp ánh sáng của softbox không bị khuếch tán ra xung quanh;
Điều này làm cho chủ để được nổi bật, cũng như tạo sự tương phản cực kì cao cho bức ảnh.
Xem thêm bài viết:
🚩 Cách tự chế Honeycomb Grid cho đèn Flash bằng Ống Hút

3. Tấm hắt sáng
Tấm hắt sáng 5 trong 1 cũng là một món phụ kiện không thể thiếu dành cho dân chụp Food.

Bạn nên mua loại Tấm hắt sáng 5 trong 1 gồm có:
- Mặt trắng dùng để phản xạ ánh sáng.
- Mặt bạc cũng dùng để phản xạ ánh sáng nhưng mạnh hơn.
- Mặt vàng dùng để phản xạ ánh sáng, đồng thời làm cho phần ánh sáng bị phản xạ ám một chút tông màu ấm.
- Mặt đen, dùng để hấp thụ ánh sáng, trong trường hợp sản phẩm bị thiếu độ tạo khối.
- Mặt xuyên sáng dùng để khuếch tán ánh sáng.
Ngoài ra, nếu không mua được, bạn đơn giản là dùng tấm xốp trắng hoặc đen để phản xạ hoặc hấp thụ ánh sáng.
Xem thêm bài viết: 🚩 Tấm hắt sáng là gì? Công dụng và cách sử dụng khi chụp ảnh? Mua sản phẩm: 🛒 Tấm hắt sáng
MỘT CÁCH SETUP ĐƠN GIẢN KHÁC MÀ TÔI HAY DÙNG

Tất cả những cách setup và những món phụ kiện nêu trên đều rất cần thiết, tuy nhiên cá nhân tôi lại hay sử dụng cách setup này hơn.
Với cách Setup này, bạn đặt đèn phía sau một tấm tản sáng, điều quan trọng là tấm tản sáng phải lớn.
Với kích thước của tấm tản sáng mà tôi hay dùng là 150x200cm.
Điều này làm cho kích thước ánh sáng trở nên rất lớn, như khi bạn chụp cạnh một cái cửa sổ lớn vậy..
Điều mà Softbox thông thường khó lòng đạt được.
PHẦN KẾT
Nếu bạn mới bước chân vào Setup ánh sáng nhân tạo để chụp Food;
Hãy cố gắng thực hành thường xuyên cho đến khi bạn cảm nhận được hiệu ứng của từng góc sáng và thực sự thoải mái khi “chơi bời” với chúng.
Chúc bạn thành công và hy vọng bạn học điều nhiều điều bổ ích từ cách Setup ánh sáng chụp Food chỉ với một đèn này.
Nguồn trích từ: Digital Photography School